TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THI CÔNG CAMERA VÀ THIẾT BỊ AN NINH TỪ A ĐẾN Z

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THI CÔNG CAMERA VÀ THIẾT BỊ AN NINH TỪ A ĐẾN Z

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THI CÔNG CAMERA VÀ THIẾT BỊ AN NINH TỪ A ĐẾN Z

I: QUY TRÌNH THỦ TỤC GIẤY TỜ THI CÔNG (đối các đội thi công )
Bước 1: Nhận  Hồ sơ hợp đồng.
    Giấy tờ Từ Kinh doanh: Báo giá hoặc Hợp Đồng, Sơ đồ vị trí, sơ nguyên lý, thuyết minh kỹ thuật, thông tin liên hệ HĐ (theo mẫu).
    Giấy tờ từ thi công: mẫu Biên bản nghiệm thu, phiếu bảo hành, mẫu nhận xét khách hàng, Biên bản bàn giao hợp đồng, nhật ký thi công, kế hoạch thi công HĐ, và các giấy tờ bảo hành thiết bị, tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng việt
Bước 2: Liên hệ khảo sát
    Làm việc với bên A để  lên phương án chạy dây cụ thể, thống nhất với bên A về kế hoạch lắp đặt, tính toán số lượng chủng loại dây, ghen, thống nhất lại với khách hàng vị trí lắp đặt, kiểm tra máy tính, modem, switch của bên A nếu cần cài mạng, cài phần mềm. Hỏi khách hàng về kho đựng đồ, thang giáo ...
Bước 3: Xuất kho, tạm ứng nhân công
    Viết phiếu đề nghị xuất kho theo mẫu, lấy hàng và kiểm tra , thử hàng, báo với trưởng phòng về kế hoạch cần dùng xe ôtô, chuẩn bị tài liệu HDSD tiếng việt
Bước 4: Thi công tại công trình
    Mặc đồng phục, đeo huy hiệu hoặc thẻ cty, Hàng ngày viết nhật ký theo mẫu, chụp ảnh các vị trí lắp thiết bị, đường dây, mặt tiền.
    Dán tem Biển Bạc lên thiết bị, làm bàn giao theo mẫu, hướng dẫn sử dụng cho khách hàng, bàn giao tài liệu HDSD, giao phiếu bảo hành, vẽ sơ đồ hoàn công, xin nhận xét khách hàng, kiểm tra lại hàng hóa và trang thiết bị đồ dùng trước khi rời công trình
Bước 5: Nhập kho
    Viết phiếu đề nghị nhập kho theo mẫu đối chiếu với phiếu xuất kho và BBNT
Bước 6: Nộp hồ sơ hoàn thành
    Bao gồm Báo giá hoặc HĐ, thông tin HĐ, Biên bản nghiệm thu, sơ đồ hoàn công, nhận xét khách hàng, nhật ký công trình, BBBG HĐ, kế hoạch thi công HĐ, cuống phiếu BH,  copy file ảnh, phiếu xuất kho, nhập kho (Nếu chưa kịp hoàn tất các thủ tục thì nộp BBBG trước)
Bước 7: Thanh quyết toán HĐ
    Làm thủ tục thanh quyết toán kết thúc HĐ
III.  QUY TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH
    1. XUẤT HÀNG ,THỬ THIẾT BỊ
    2. CHUẨN BỊ ĐỒ NGHỀ THI CÔNG: (THEO BẢNG LIST ĐỒ NGHỀ )
    3. THI CÔNG MẠNG CÁP
    4. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ, NGHIỆM THU BÀN GIAO
III.1.  THỬ THIẾT BỊ TRƯỚC KHI ĐI LẮP ĐẶT CAMERA
    Tại công ty- thử thiết bị:
    Nếu là CAMERA chữ nhật ống kính rời cần thử và chỉnh ống kính ở nhà, Nếu camera IP thì cần đặt IP sẵn ở nhà
    Lắp ổ cứng và thử đầu ghi, chuẩn bị tài liệu cài đặt và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng.
    Nếu Cam quay quyét: Kết nối và setup với bàn điều khiển, đặt địa chỉ, kiểm tra chân đế xem có phải chế thêm gì không?
    Các thiết bị khác cần thử thiết bị kết hợp với nghiên cứu cài đặt trước. Kiểm tra các phụ kiện xem có thiếu không?
III.2a chuẩn bị đồ đi lắp công trình camera
    - Cặp đồ cá nhân. (chú ý kìm bóp jack mạng, BNC, đồng hồ)
    - Khoan bê tông (chú ý mũi khoan, vít nở, búa con, đầu chuyển khoan sắt)
    - Ổ cắm nguồn kéo dài.
    - Dây line video để thử, màn hình để thử góc độ
    - Bộ đàm (chú ý nạp pin)
    - Các loại jắc (bnc bóp, bnc thường, bnc chuyển sen, bnc chữ t, jắc mạng)
    - Băng dính, dây thít, keo 502
    - Automat, Cầu nối nguồn
    - Ghen chống cháy (loại to, nhỏ)
    Hộp nối 10x10x5 hoặc 10x10x8
    Bộ hồ sơ: báo giá, sơ đồ, tem phiếu bảo hành, nhật ký thi công, biên bản bàn giao, biên bản kiểm tra, tem biển bạc, nhận xét khách hàng, Máy ảnh
    Máy tính cài mạng (nếu phải cài mạng) chú ý cáp mạng, phần mềm (đĩa phần mềm kèm theo)
    Hướng dẫn cài đặt, hướng đẫn sử dụng, hướng đẫn xem hình qua mạng (Thường được in sẵn kèm theo đầu ghi)
III.2.b. chuẩn bị đồ đi lắp công trình Cổng an ninh siêu thị
    - Cặp đồ cá nhân. (Chú ý tô vít 2 cạnh hoặc bút thử điện)
    - Khoan bê tông (chú ý mũi khoan, vít nở sắt)
    - Máy cắt gạch, Chai nước, vít nở sắt, bay nhỏ, xi măng trắng, xi măng đen
    - Máy cắt tay.
    - Ống kẽm hoặc ống Inox nhỏ hoặc máng Inox (phải khảo sát trước để biết chiều dài ống).
    - Dây nguồn benden, Búa to, Ổ cắm nguồn kéo dài.Mỏ lết.
    - Máy tính (kiểm tra cáp cổng COM và phần mềm DMS). Nếu là cổng Checkpoint
    - Tem cứng, tem mềm để thử. Mang tay dò OMNI để thử bàn khử từ
    - Automat, Cầu nối nguồn, Hướng dẫn sử dụng
    - Bộ hồ sơ: Báo giá, sơ đồ, tem phiếu bảo hành, nhật ký thi công, Biên bản bàn giao, Biên bản kiểm tra, tem Biển Bạc, nhận xét khách hàng, máy ảnh
III.3: Thi công mạng cáp hệ thống camera:
Phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    - Dây nguồn camera không được đi chung với dây tín hiệu trong 1 ghen (nếu chạy điện 220V ra chân camera), dây tín hiệu phải cố gắng tránh càng xa mạng cáp điện tòa nhà càng xa càng tốt.
    Các điểm nối phải bố trí hộp nối đối với dây tín hiệu phải hàn, hoặc rệp nối, đối với dây nguồn phải có cầu đấu. Dây tại các điểm nối, hoặc khi cắm vào camera cần phải cố định để tại điểm nối  không bị lực kéo. -> tham khảo ảnh
    Các adapter không đấu trực tiếp được vào cầu đấu thì cắt riêng cầu đấu to ra đấu vào chân adapter -> tham khảo ảnh
    - Đối với văn phòng nhỏ, nên dùng nguồn tổng (khoảng cách từ trung tâm đến cam trung bình khoảng  20-30m), 1 dây nguồn 2x0.75 nuôi được cho 2-3 camera
    - Đối với các xưởng hoặc toà nhà nên chạy dây 220V đến CAM, dùng nguồn rời 12VDC 2A
    - Các loại ghen cần phải đi cẩn thận, ngay ngắn, đảm bảo thẩm mỹ và độ bền, Với ghen ruột gà điểm nối giữa các đoạn cần dùng dây thép gia cố điểm nối và dùng băng dính bọc vòng quanh -> ảnh
    Các hộp nối ngoài trời, hoặc các điểm, dây ghen thông ra bên ngoài cần bơm silicon chống nước, phía dưới phải để lỗ nhỏ thoát nước đề phòng nước vào ->  ảnh
    Các điểm nối từ ống ghen vào hộp nối cần dùng đầu nối ren  -> ảnh
    Các loại cáp khi kéo ra khỏi hộp, cuộn hoặc lô quấn cần cẩn thận không để xoắn vặn cáp gây đứt ngầm.
III.4.a.Lắp đặt Camera tại công trình:
    Cho kỹ thuật chạy dây, lắp Camera, song song nhóm trưởng làm trung tâm, cài đặt các thông số và cài  mạng cho đầu ghi (thường mất nhiều thời gian)
    Không đi chung dây nguồn 220v và dây tín hiệu trong 1 ống ghen, không đi dây tín hiệu cùng máng điện của toà nhà
    Đối với các toà nhà nhỏ khoảng cách từ camera về trung tâm ~ 50m thì dùng nguồn đặt tại trung tâm (nguồn tổng,) thì có thể đi chung dây nguồn và tín hiệu. (1 dây nguồn 2x0.75 có thể nuôi cho 3 camera thường)
    Cắt tất cả các phích cắm nguồn, dùng cầu đấu và dùng attomat để bật tắt nguồn
    Tại tất cả các camera đều phải có hộp nối 10x10x5 hoặc 10x10x8 và phải dùng ghen chống cháy để nối dây từ hộp nối đến camera, lưu ý dùng đúng chủng loại hộp nối cho trong và và ngoài trời  -> ảnh
    Các camera quay quét phải dùng lõi của dây 2x0.75 để nối dây tín hiệu từ hộp nối lên camera (hoặc dùng dây xoắn sẵn có của để xoay, không dùng dây đồng trục)
    Các điểm nối dây nguồn, dây điều khiển phải dùng cầu đấu, rệp nối và băng dính lại -> ảnh
    Tác điểm nối dây đồng trục phải hàn, nếu không kéo được điện để hàn thì phải dùng cầu đấu và băng dính lại (chú ý:lõi 1 cầu đấu, vỏ 1 cầu đấu)
    Tại trung tâm các dây tới đầu ghi cần được cố định bằng dây thít hoặc vít trước khi cắm vào đầu ghi.
    Phải kiểm tra lại tính chắc chắn, kiểm tra lại đầu ti của jack BNC sau khi bóp -> ảnh
    Đầu ghi và các thiết bị trung tâm phải đặt tại vị trí thoáng mát, cố định.
    Các yêu cầu tối thiểu khi cài đầu ghi:
    Đặt thời gian
    Đặt chế độ ghi (overwrite?, frame/s?, …  )
    Đặt kiểu ghi (timer ?, manual?, event ?, motion?)
    Cài mạng: sau khi cài xong cần test thử độ ổn định, tắt modem rồi bật lại chờ khoảng 5-10 phút truy cập lại xem có được không?, hướng dẫn bên A sử cách kết nối và sử dụng qua mạng.
III.4.b. Hướng dẫn Lắp đặt cổng an ninh tại công trình:
    Các lưu ý khi lắp đặt
    Khoảng cách từ cổng tới các dây khác chạy song song (dây mạng, dây điện) > 2m
    Không lắp cổng gần các thiết bị điện (máy tính máy in, ..) : >1.5m
    Khoảng cách tới cửa trượt và tường có kim loại >0.45m ,
    Dây đi dưới nền phải đặt trong ống kẽm, inox và phải đúng chủng loại dây: Dây nguồn chống nhiễu cho nguồn và dây 4x0.5 có bọc kim cho đồng bộ
    Các cổng cách nhau <10m phải chạy dây đồng bộ: Dây 4x0.5 bọc kim
    Khoảng cách d giữa 2 cánh đối với cổng checkpoint:
      d :   PX < 1.5m tem mềm 2 cổng chính
      d :   PX < 1.2m tem mềm  1 chính 1 phụ
      d :   QX < 1.15m tem mềm (2 cổng chính)
      d :   QX < 0.9m tem mềm (1 chính 1 phụ)
 Nguồn nuôi của cổng an ninh:
    - Adapter để nơi thoáng mát không gần các loại dây khác, không gần các thiết bị điện như: máy tính, máy in,
    - Không cắm chung ổ cắm nguồn với các thiết bị khác, nên chạy dây nguồn trực tiếp đến at tổng
    - Dùng attomat để đấu nguồn.
    - Dây nguồn từ adapter đến cổng không đi chung với các dây khác
    - Nguồn để cách xa cổng ít nhất 1.5m
    - Cắt dây nguồn vừa đủ, không cuấn tròn dây nguồn.
     -  Dùng phần mềm DMS chỉnh volumm <28 (để không hỏng còi) (với cổng checkpoint)
     -  Kiểm tra tính chắc chắn của vít nở sắt, nếu nền yếu phải dùng nước xi măng gia cố trước, sau 3-4 tiếng chờ khô bắt nhẹ vít nở sắt, rồi tháo cổng để hôm sau chờ xi măng cứng đến vặn chặt (nếu không tháo được cổng ra phải cảnh báo bên A cổng chỉ bắt tạm và phải có biện pháp gia cố tạm thời để không làm hỏng vít nở sắt)   -> ảnh
III.4.c. Hướng dẫn Lắp đặt hệ thống báo động:
    Các lưu ý khi lắp đặt
    Mắt hồng ngoại không được lắp ngoài trời, không được lắp tại khu vực có chuột, không được lắp nhìn thẳng ra ngoài đường, độ cao thường 2,5 đến 3m tính toán góc quét theo catalog thiết bị để tránh các khu vực không cần thiết.
    Lắp xong mắt hồng ngoại phải thử góc bắt và cẩn thận có thể dùng băng dính che đi các vùng không cần thiết.
    Tiếp xúc từ: Phải đảm báo 2 mặt tiếp xúc cách nhau không quá 3mm, phải lắp trên cửa vững chắc, khi lắp xong phải thử đẩy cửa xem có bị báo động không.
    Tiếp xúc từ lắp cửa sắt phải dùng lớp mica đệm để tránh làm yếu từ
    Bàn phím phải đặt ở ngoài khu vực nhận của mắt hồng ngoại, và phải tính toán thời gian trễ ra, trễ vào hợp lý để đảm bảo có đủ thời gian thao tác ra hoặc vào.
    Nguồn cho tủ báo động phải lấy từ nguồn 24/24 không qua attomat riêng nào
    Lắp đặt xong phải vẽ lại sơ đồ các zone và hướng dẫn thao tác nhanh dán ngay gần bàn phím.
    Nếu có lắp bộ quay số điện thoại cần test trên số của mình trước, chạy ổn định rồi mới cài số của khách hàng.

III.4.d. Hướng dẫn Lắp đặt hệ thống thẻ từ, vân tay:
Các lưu ý khi lắp đặt
    Chú ý khi đi khảo sát phải yêu cầu bên A chuẩn bị ảnh , thẻ để chuẩn bị , tốt nhất khi nào có đủ thẻ thì mới tiến hành lắp đặt thiết bị (có thể chạy dây trước)
    Khóa từ hút cần lắp đúng yêu cầu kỹ thuật, phải có độ dơ cần thiết để các má hút được áp khít vào nhau để lực hút được tối ưu,
    Khóa chốt thả trước khi lắp phải kiểm tra kỹ tình trạng của cửa, nếu thủy lực đóng không đúng điểm chết hoặc bị dơ nhiều phải báo cho bên A gọi thợ cửa sửa
    Trong quá trình thợ đang lắp khóa thì đội trưởng cần cài phần mềm, nạp thẻ, nạp vân tay và cho chạy thử phần chấm công , khi khóa xong sẽ kết nối để thử.
    Khi hướng dẫn sử dụng phải chi tiết và yêu cầu ký BB HDSD có ghi rõ đã làm được các mục gì, kèm theo các bản in báo cáo càng tốt

IV. Một số kinh nghiệm tại công trình:
    - Xác định dây chập hay đứt bằng cách Đo điện trở xác định dây: Lưu ý kiểm tra đồng hồ trước khi đo đảm bảo 2 kim chập vào nhau R< 1ôm
    Nguồn biến thế có điện trở đầu vào tùy từng loại nguồn nhưng dao động khoảng từ 60 ~ 400 ôm (cứ 2 nguồn thì điên trở giảm đi 1 nửa), nguồn robot R đầu vào =6 ôm -> xác định có chập dây không trước khi xông nguồn
    Camera nguồn về: 5M ôm (đo đúng cọc dương vào dương) -> Tại TT biết được dây nguồn có bị đứt không.
    Nguồn switching có điện trở đầu vào ~400K
    Đo xác định 2 đầu biến thế : đầu vào ~ 80 ôm, đầu ra 12V nhỏ hơn cỡ 1vài ôm
    - Hầu hết các Camera vỏ tín hiệu thông với vỏ (-12V) nguồn -> Xác định được dây Video nào đi liền với dây nguồn nào (nếu lắp nguồn tổng), xác định được 1 phần dây có đứt không.
    Cổng video ra từ đầu ghi ~75 ôm -> Xác định được dây từ đầu ghi đến đít CAM có tốt không.
    Một số kinh nghiệm tại công trình:
    2x0.75 Cadivi: 100m = 5 ôm, Xác định được tương đối điểm chập dây, xác định được điện trở đo thông mạch là phát sinh do dây hay do bị chập dây, hay do trở đầu vào của nguồn.
    2x1.5 Cadivi: 100m = 2.9 ôm
    Cat 5 Nexans 300m = 50 ôm
    Đo dây tại công trình: Nếu trục tổng nhiều dây, hay phải trích ở giữa, dễ bị nhầm lẫn: Dùng điện trở khác nhau để đánh dấu
    Kiểm tra khóa từ chốt thả tại công trình: Mang theo cục Nam châm, kiểm tra xem có bị lệch lỗ chốt khóa,
    Kiểm tra cổng an ninh: mang theo OMNI để test tem và các vật gây nhiễu, các loại tem, mỏ lết, 2 ắc qui.
    Kiểm tra Camera: luôn mang theo 01 cục nguồn (nếu cần thì Acqui), jắc chữ T, màn hình nhỏ, đoạn dây line bóp sẵn 2 đầu, ổ cứng thông dụng.
    Lưu ý nguồn biến thế và nguồn switch có mức độ ảnh hưởng nhiễu môi trường khác nhau (VINCOM, Vinashin)
    Lưu ý không để bất cứ dây nào của hệ thống tiếp vào khung của xưởng hoặc tòa nhà. Nếu bắt Cam lên khung xưởng phải dùng mica hoặc caosu hoặc hộp nối nhựa cách khung.
    Một sô nơi không gian bị nhiễm từ cần phải cách Camera ra khỏi vỏ hộp, hoặc board mạch Cam ra khỏi thân Cam để chống nhiễu. (Viettel yên bái).
    Cổng an ninh bị nhiễu: Kiểm tra có cổng an ninh khác nào gần đó ~ 8m, kiểm tra có tem gần cổng, tìm hiểu các thiết bị mới lắp trong không gian gần cổng,  kiểm tra dây đồng bộ (nếu bị  báo động giả hàng loạt),
    Dây mạng cat5,6 trên thực tế chỉ cần 4 lõi là hoạt động (trong trường hợp dùng switch thông thường 10/100M) nên nếu bị đứt ngầm vài sợi vẫn có thể xử lý cho chạy được: 4 lõi đó là cặp xanh nhạt và cặp cam
    Mắt hồng ngoại + các đầu báo có nguồn của hệ thốg báo  động thông thường dùng dây 4 lõi nhưng khi cần có thể dùng 3 lõi để chạy: Chập dây GND và dây – (đất nguồn và đất tín hiệu dùng chung), tương tự có thể dùng vỏ của dây Video làm- nguồn 12VDC cho Camera nếu bị đứt 1 sợi dây nguồn
    Xác định dây giữa đường: Khi cần xác định 1 dây nào đó trong 1 bó dây trên trục kỹ thuật (trong trường hợp xác định điểm đứt, chập dây hoặc trích dây để di chuyển vị trí, hoặc đấu dây mới vào dây trục tổng) không được cắt ra để đo thông mạch như bình thường mà dùng đồng hồ chế thêm đầu nhọn (có thể cắt mài nhọn cái ghim tài liệu), Nếu dây đồng trục chỉ cần tháo dây cần đo ra khỏi bộ chia và đo với các vỏ khác, hoặc đo với dây nguồn. Nếu là dây nguồn thì đo với dây đồng trục hoặc 1 dây nào đó đã xác định được .
    Camera analog bị mất màu: Kiểm tra cắm trực tiếp vào màn hình tivi xem có lỗi đầu ghi không, kiểm tra cài đặt hệ trong đầu ghi, kiểm tra tại Camera xem hồng ngoại có bật không?, bật tắt nguồn camera.
    Đo đánh dấu các loại dây: Nhanh nhiều người thì dùng bộ đàm, nhưng nếu phức tạp quá, ít người, không có bộ đàm có thể dùng điện trở để đánh dấu, riêng dây 4 lõi và dây 8 lõi có thể dùng quy ước để đánh dấu, khi đó chỉ cần 1 người và 1 đồng hồ có thể đo, đánh dấu được tất cả các loại dây. 
    Khi khoan tường cần kiểm tra hỏi ý kiến của kỹ thuật tòa nhà về sơ đồ cáp ngầm, đồng thời nghiên cứu hướng đi của cáp ngâm để tránh khoan vào dây ngầm.
    Hệ thống báo động, thẻ từ khi ắc qui bị yếu (mất điện lâu) đầu đọc thẻ sẽ kêu tít tít, khóa từ hút sẽ bị yếu tự mở, khóa từ chốt sẽ bị chập chờn. Khóa DO sẽ đóng. Nhiều trường hợp ắc quy hỏng sẽ làm sụt nguồn báo lỗi hệ thống, cần thay ắc qui.
    Cổng an ninh, mỗi thanh có 2 vòng anten nhiều trường hợp chỉ bị nhiễu 1 vòng, nên tháo vòng bị nhiễu ra vòng còn lại vẫn hoạt động được.
    Dây đi ngầm dưới đất , dưới cỏ cần yêu cầu bên A làm biển báo như mẫu
    Khi cắm điện cho khoan, máy cắt vvv cần để ý hoặc hỏi kỹ thuật của tòa nhà để không cắm vào các nguồn điện ưu tiên (qua UPS) dễ gây quá tải làm hỏng UPS (nhất là khi lắp cổng an ninh cắm khoan, máy cắt tại bàn thu ngân).
    Khóa từ chốt nếu bị lỗi: động vào đầu đọc thẻ khóa tự mở thì lắp thêm 01 tụ 1000µ 25V vào song song với nguồn khóa là ok

    Khi cài modem ADSL cho khách hàng lưu ý trước khi cài đặt phải backup phần cài đặt cũ ra máy tính để đề phòng mình làm mất thông số cũ của họ, sau khi cài đặt xong phần của mình cũng tạo 1 bản backup ra để phục vụ bảo hành sau này.